Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Tìm hiểu về Viral Marketing va Buzz Marketing



Trong quảng cáo truyền thống, các thương hiệu phải trả tiền để chuyển tải thông điệp cho khách hàng. Phải có một ngân sách cực lớn mới có thể nói cho hàng triệu người nghe, nhớ thông điệp. Đây là cuộc chơi của những thương hiệu nhiều tiền lắm của.Các thương hiệu này chỉ có một con đường duy nhất là “kích hoạt” một ý tưởng độc chiêu để cho mọi người nói về một chuyện gì đó, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương hiệu của mình.
Viral Marketing (Marketing lan truyền) hoặc Buzz Marketing (Marketing tin đồn) giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng vào sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu lần.
Nhưng để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing có hiệu quả thì thật sự không dễ chút nào, bạn cần phải làm cho “virus” của mình là duy nhất, lôi cuốn, nó phải mang tính cá nhân và được truyền đi bằng sự cộng tác “đôi bên cùng có lợi”…



Hãy để cho người khác nói thay cho bạn
!Việc kích hoạt có thể là một quảng cáo trên báo gây sốc, pa-nô lớn nhất không đụng hàng, hay một trang quảng cáo “phạm thượng”, một clip quảng cáo “cấm kỵ” Một khi ý tưởng độc đáo, khi được kích hoạt, tự thân nó sẽ được truyền miệng, trở thành đề tài cho báo chí đưa tin. Nó sẽ nhanh chóng trở thành chuyện tám trên mạng hay chuyện làm quà khi gặp nhau.Những ý tưởng được chú ý mà Mark Hughes đã tổng kết lại trong cuốn sách Buzzmarketing gồm những chuyện “cấm” (tình dục, bịa đặt…), khác thường (thách thức đối thủ cạnh tranh), kỳ quặc (yêu cầu đổi tên thị trấn), vui nhộn (đứa bé chê sữa mẹ, thích sữa bò!), ngoại tệ (pa-nô lớn nhất), bí mật gây tò mò…Những thông điệp và cách thể hiện mang tính thách thức. Chẳng hạn như: “Vì sao bạn phải uống nước tinh khiết với giá nước khoáng?” của Vĩnh Hảo, hoặc: “Nếu thương chồng, hãy cho anh ấy dùng dầu gội riêng!” mang tính “khích tướng” của X-Men cũng ít nhiều tạo ra hiệu ứng buzz tích cực...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét